Đang trực tuyến: -10
Tổng số lượt truy cập: 1.120.615
Giá kính xây dựng liệu có tăng khi nhu cầu tăng mạnh?
Cập nhật ngày: 25/11/2011 lúc 11:18 (GMT +7)

Hiệp hội Kính xây dựng VN (Vieglass) cho biết: Nhu cầu kính xây dựng đang tăng rất mạnh, trung bình 8 - 10% mỗi năm, dự báo đến năm 2016 cả nước sẽ cần 178 triệu mét vuông quy tiêu chuẩn/năm.

Vieglass cũng đã đề nghị các công trình được xây dựng tại những nơi tập trung đông người (tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, chung cư cao tầng, bệnh viện, trường học...) cần sử dụng vật liệu kính an toàn, tiết kiệm như một quy phạm bắt buộc khi thiết lập các dự án đầu tư để tạo nên những công trình chất lượng cao.

gia kinh xay dung

Thời gian qua, vật liệu xây dựng, trong đó có sản phẩm kính, tăng giá mạnh, buộc nước ta phải nhập khẩu một lượng lớn. Từ quý II/2010, Nhà máy kính nổi Chu Lai đi vào hoạt động, khẳng định sự lớn mạnh vượt bậc của ngành sản xuất kính xây dựng trong nước. Nhà máy này có vốn đầu tư 100 triệu USD, công suất 900 tấn thủy tinh/ngày, là nhà máy lớn nhất Đông Nam Á.

Ông Phạm Văn Hải - Tổng giám đốc IDT cho biết: Sản phẩm kính nổi Chu Lai có ba thế mạnh: chất lượng, chủng loại và giá cả;

So với giá các loại kính xây dựng hiện nay trên thị trường, kính Chu Lai có đủ sức cạnh tranh, để người sử dụng trong nước được dùng hoàn toàn sản phẩm kính xây dựng của người Việt. Dù mới ra sản phẩm năm đầu tiên nhưng kính nổi Chu Lai đã có các khách hàng và đơn hàng đến từ các nước ASEAN, châu Âu và Trung Đông. Đó là cơ sở ban đầu kính nổi Chu Lai hoạch định chiến lược xuất khẩu một cách phù hợp, vừa đáp ứng nhu cầu trong nước, vừa có hàng hóa tham gia xuất khẩu.

kinh xay dung viet nam

Cùng với kính nổi Chu Lai, kính nổi Ninh Bình cũng là Nhà máy giãn tiến độ xây dựng từ giai đoạn trước và đi vào hoạt động năm 2010, đẩy mức cung ra thị trường nội địa lên 250% so với năm 2009.

Trước dư luận ồn ào xung quanh chuyện doanh nghiệp sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, đại diện các nhà sản xuất kính nổi tại Việt Nam đều cho biết thực chất loại kính mà nhà nhập khẩu cho rằng chưa đáp ứng được là loại từ 12 mm trở lên. Tuy nhiên cũng theo các nhà sản xuất, nhu cầu này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sản lượng tiêu thụ (khoảng 10%). Và nguyên nhân cốt lõi là do hiệu quả kinh tế của loại kính này chưa hấp dẫn nên các nhà sản xuất trong nước chưa chú trọng chứ không phải do hạn chế về năng lực sản xuất. Các dây chuyền sản xuất hiện có tại 02 nhà máy của Công ty Kính nổi Việt Nam (VFG) và VIFG, kính nổi Chu Lai… đều có thể sản xuất được loại kính có độ dày trên 12 mm. Nếu nhu cầu đối với chủng loại kính dày ở mức ổn định và được đặt hàng trước thì các nhà sản xuất trong nước hoàn toàn có thể đưa vào kế hoạch sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Khi đưa vấn đề này ra, dường như người ta không lưu tâm một sự thật: Với mặt hàng này hiện nay, chính các nhà nhập khẩu khi có nhu cầu cũng phải đặt trước 3 tới 6 tháng mới về tới Việt Nam. Riêng về chất lượng sản phẩm kính nổi trong nước, Vieglass khẳng định các Doanh nghiệp đều đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn TCVN 7218:2002 và TCVN 7529:2005 nên lo ngại về chất lượng sản phẩm là hoàn toàn thiếu căn cứ.

Báo Xây dựng điện tử

l