Đang trực tuyến: 0
Tổng số lượt truy cập: 1.120.615
Khóa cửa, khóa từ, Việt Nam đã sản xuất được chưa?
Cập nhật ngày: 25/11/2011 lúc 11:15 (GMT +7)

Các chuyên gia thuộc Viện Công nghệ Thông tin vừa chế tạo thành công hệ thống khoá từ, mở ra bước đột phá trong lĩnh vực công nghệ nhận dạng không dây hay nhận dạng bằng tần số radio (Radio Frequency Indentification - RFID ) ở Việt Nam.

Vào lúc 8 giờ sáng và 6 giờ chiều hàng ngày, mọi nhân viên tại Đại sứ quán Italia đều phải đi qua một cánh cửa an ninh trước khi vào toà nhà làm việc. Ngay bên ngoài là một chiếc hộp hình vuông có kích thước bằng cuốn từ điển bỏ túi. Họ lặng lẽ lướt một tấm thẻ mỏng trắng toát qua mặt trước của chiếc hộp, ở khoảng cách vài centimet. Mỗi người phải dùng thẻ riêng do cơ quan phát cho bởi trong đó có mã hoá thông tin cá nhân của họ. Chỉ trong tích tắc, cửa sẽ chỉ bật mở để họ đi vào nếu hệ thống nhận dạng đúng mã thẻ. Người quản lý nhân sự chỉ việc truy cập vào hệ thống máy tính là có thể biết được ngày giờ ra, vào của từng nhân viên, số ngày làm việc trong tháng, thời gian muộn và thời gian làm thêm, cũng như tiền lương.

Làm chủ cả phần mềm lẫn phần cứng

Theo GS.TSKH Phạm Thượng Cát, trưởng nhóm nghiên cứu, khoá từ nói trên là sản phẩm đầu tiên của công nghệ RFID được phát triển ở Việt Nam sau ba năm nghiên cứu. Về bản chất, hệ thống khoá từ gồm một tấm thẻ RFID có kích cỡ 8x5cm, chịu được mưa nắng và không bị ảnh hưởng ngay cả khi cho vào máy giặt. Bên trong thẻ là một con chip chứa thông tin mã hoá của từng cá nhân và anten dưới dạng cuộn dây. Khi thẻ được lướt qua đầu đọc, đầu phát ra sóng điện từ và cuộn dây sẽ cảm ứng, chỉnh lưu để phát ra nguồn điện cấp cho chip hoạt động. Chip phát trở lại đầu đọc một loại sóng điện từ khác để đầu đọc giải mã.

Tiếp đến, thông tin được gửi tới bộ kiểm soát (controller) nơi lưu thông tin thẻ nào đã được đăng ký và có đồng hồ thời gian thực ghi lại thời gian vào ra của nhân viên qua mỗi lần lướt thẻ. Tất cả chỉ diễn ra trong vòng vài giây. Điểm đặc biệt là bộ xử lý có thể giao tiếp với máy tính. Khi không được kết nối với máy tính, bộ xử lý tạm thời lưu thông tin ngày giờ trong bộ nhớ của nó. Dung lượng của bộ nhớ là 2.048 bản ghi, tương đương số lần vào ra. Khi được kết nối với máy tính, toàn bộ bản ghi sẽ được chuyển sang máy tính. Nhờ một phần mềm bằng tiếng Anh và tiếng Việt do chính các chuyên gia tại Viện Công nghệ thông tin phát triển mà thông tin nói trên được thể hiện dưới dạng bảng biểu cụ thể, giúp người quản lý dễ dàng theo dõi.

hạc sĩ Trần Việt Phong, người thiết kế bộ điều khiển, cho biết controller là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống, phải mất gần 1 năm mới chế tạo song bởi đây là công nghệ mới, phải nghiên cứu và tìm hiểu từ đầu. Bộ điều khiển nhập ngoại hỏng là không làm gì được vì nhà sản xuất không cung cấp mã nguồn, sơ đồ mạch thiết kế, vì vậy không thể bắt chước. Do đó, nhóm phải nghiên cứu và phát triển một hệ thống hoàn toàn mới, sử dụng công nghệ chip PSOC. Cách đây ba năm, xuất phát điểm của nhóm nghiên cứu là phát triển phần mềm cho những phần cứng (đầu đọc, bộ điều khiển) ngoại nhập vì phần mềm nước ngoài không phù hợp với Việt Nam. Sau đó, nhận thấy xu thế phát triển của RFID trên thế giới và tiềm năng ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam nên nhóm đã quyết định nghiên cứu, phát triển nốt phần cứng.

Theo_VietNamNet

l